Skip links
Tác động chuyển đổi số đến y tế

Góc nhìn tổng quát chuyển đổi số trong y tế

Chuyển đổi số trong y tế là hạng mục được ưu tiên hàng đầu tại Việt Nam. Y tế phát triển tiên tiến hơn sẽ đem đến những lợi ích to lớn cho Quốc gia và toàn dân. Thiết bị y tế tiên tiến hơn, công cụ hiện đại giúp rút ngắn thời gian khám chữa bệnh. Đồng thời cải thiện khả năng chẩn đoán và cải tiến dược phẩm.

Chuyển đổi số

1. Chuyển đổi số y tế là gì?

Chuyển đổi số y tế là ứng dụng công nghệ thông tin tổng thể và toàn diện. Nhưng đặc biệt chú trọng công nghệ số ứng dụng vào y tế mang đến những sự thay đổi tích cực cho toàn bộ hoạt động y tế trong chăm sóc sức khỏe.

On Home Asia đã có bài viết chuyên sâu về chuyển đổi số, anh/chị có thể tham khảo để tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này.

2. Chuyển đổi số tác động gì đến lĩnh vực y tế.

Trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, tiến bộ về công nghệ sẽ tạo ra sự liên kết giữa thế giới thực về thế giới số. Các sản phẩm điển hình của cuộc cách mạng thứ 4 như: đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (Internet of Thing) và công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, thực tế ảo (VR 360), in 3D.

Và tất cả các yếu tố này đã có những tác động mang tính toàn diện đến các hoạt động lĩnh vực y tế: 

  • Tác động đến cách lãnh đạo, quản lý, vận hành, tạo nên môi trường trao đổi, làm việc, điều hành xử lý vấn đề trên nền tảng công nghệ số hiệu quả.
  • Tác động trực tiếp đến việc cung cấp , tiếp cận, sử dụng dịch vụ từ nền tảng truyền thống sang nền tảng công nghệ số. Góp phần giúp người dân tiếp cận, tìm hiểu, sử dụng dịch vụ y tế kịp thời, hiệu quả.
  • Tác động đến cách thức làm việc, giao tiếp giữa đội ngũ cán bộ, bác sĩ, các nhân sự ngành y tế. Tạo ra môi trường làm việc trên nền tảng số thay vì phương thức truyền thống. 
Tác động chuyển đổi số đến y tế

3. Thực trạng chuyển đổi số y tế ở Việt Nam.

Hiện nay trong lĩnh vực y tế đang được đầu tư chuyển đổi mạnh mẽ. Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo làm cơ sở cho chuyển đổi số y tế, như: 

  • Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử dần thay thế hồ sơ giấy truyền thống.
  • Quyết định số 2153/QĐ-BYT ngày 25/05/2020 của Bộ Y tế ban hành quy chế xác lập, sử dụng và quản lý mã định danh y tế để người dân bớt đi các thủ tục, giấy tờ rườm rà.
  • Quyết định 3532/QĐ-BYT ngày 12/08/2020 của Bộ Y tế quy định về xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm y tế xã, phường, thị trấn toàn diện từ cao xuống thấp.

Và rất nhiều các quyết định hỗ trợ, chỉ đạo từ bộ y tế tạo nên nền tảng vững chắc để có thể chuyển đổi nhanh chóng và hiệu quả nhất. 

Bộ Y tế hiện cũng đã thành công kết nối liên thông giữa các cơ sở khám chữa bệnh cả nước trực tiếp với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Tính tới thời điểm hiện tại đã có tới 99.5% các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước đã kết nối thành công.

Hiện tại lĩnh vực y tế ở Việt Nam đã và đang chuyển đổi toàn hiện trong ngành như:

  • Chuyển đổi về cả nhận thức, thể chế, môi trường trong ngành
  • Xây dựng/chuyển đổi hạ tầng số, nền tảng CNTT
  • Triển khai chính phủ Điện tử
  • Áp dụng toàn diện CNTT vào y tế ( từ chế tác, sản xuất dụng cụ cho đến quá trình khám chữa bệnh).
Buổi giao lưu trực tuyến về chuyển đổi số trong y tế.

4. Giải pháp chuyển đổi số trọng tâm.

Giải pháp chuyển đổi số y tế

4.1. Xây dựng, phát triển nền tảng chuyển đổi số.

4.1.1. Chuyển đổi nhận thức.

Đẩy mạnh tuyên truyền về chuyển đổi số y tế trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức về vai trò, lợi ích của việc chuyển đổi cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân.  

Chủ động tổ chức các hoạt động, chương trình tuyên truyền về các ứng dụng chuyển đổi trong y tế như: triển khai sổ sức khỏe điện tử, khám chữa bệnh trực tuyến, tư vấn thăm khám từ xa, đăng ký khám bệnh trực tuyến,..

Thúc đẩy những nghiên cứu, thử nghiệm, sáng tạo về chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. Tạo nên môi trường công nghệ số có sự liên kết chặt chẽ trong ngành.

Tuyên dương, khen thưởng những tổ chức, doanh nghiệp có những thành tựu trong việc chuyển đổi. Đồng thời khích lệ tạo dựng tiền đề để tổ chức. doanh nghiệp dễ dàng ứng dụng công nghệ số.

Hơn thế nữa cần liên kết, hợp tác với các bạn bè quốc tế. Đẩy mạnh kết nối, chia sẻ, tham quan cùng các tổ chức, quốc gia phát triển. Với mục đích trao đổi kinh nghiệm, học hỏi kiến thức mới. Cùng nhau hợp tác phát triển dựa trên nền tảng công nghệ số.

4.1.2. Xây dựng hành lang pháp lý, thể chế cụ thể.

Muốn đưa một điều mới ứng dụng với quy mô toàn xã hội ngoài việc tuyên truyền. Điều cần làm đầu tiên là đưa ra các văn bản có giá trị pháp luật. Chính vì thế để vào khuôn khổ cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức chi trả trong lĩnh vực CNTT y tế.

4.1.3. Phát triển hạ tầng số.

Phát triển hạ tầng kỹ thuật vào cơ sở dữ liệu y tế quốc gia. Tạo nền tảng vững chắc để thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu, thông tin trong ngành. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin  để thực hiện những chỉ đạo, điều hành kịp thời.

Phát triển, nâng cơ cấp cơ sở hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật tại các bệnh viện thông minh, nơi khám chữa bệnh.

Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn từ các chuyên khoa y tế.  Lập nên các dự án đầu tư/ xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn của chuyên ngành làm nền tảng ứng dụng và phát triển trí tuệ nhân tạo hiện đại.

4.1.4. Phát triển dữ liệu số y tế.

Hoàn thiện hệ thống thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu thông tin cho toàn chuyên ngành y tế. Hồ sơ sức khỏe điện tử, thông tin bệnh án, hình ảnh, thông tin xét nghiệm,,.. Tạo thành cơ sở dữ liệu trên toàn quốc.

4.1.5. Bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin mạng.

Việc tạo dựng cơ sở dữ liệu y tế với quy mô toàn quốc. Cùng các loại thông tin, dữ liệu trong từng tổ chức, doanh nghiệp y tế cần được đảm bảo an toàn. Tổ chức lực lượng theo dõi, giám sát và bảo vệ an ninh mạng. Đảm bảo thông tin sẽ không bị rò rỉ hay có vấn đề trong quá trình thu thập, xử lý.

4.1.6. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực.

Tổ chức nhiều chương trình, khóa học, buổi tọa đàm để đào tạo đội ngũ có kiến thức, chuyên môn về chuyển đổi số. Triển khai đào tạo hoặc phân bổ những lãnh đạo có đủ yếu tố chuyên môn về từng tỉnh, huyện,.. để tổ chức và thực thi chuyển đổi số trên phạm vi toàn quốc.

4.2. Xây dựng kinh tế trong y tế.

Phát triển kinh tế số chủ yếu là thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực y tế ứng dụng chuyển đổi số. Nâng cao sử dụng các nền tảng số trong các vận hành, sản xuất.  Tăng cường các công tác đem lại lợi ích cho người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ.

4.3. Xây dựng trung tâm quản lý/vận hành.

Xây dựng trung tâm tổng hợp để đánh giá, nghiên cứu, xem xét và hỗ trợ chuyển đổi số trong y tế. Trung tâm này có nhiệm vụ liên kết để tìm hiểu, hỗ trợ doanh nghiệp người dân ứng dụng và hưởng dụng những lợi ích từ chuyển đổi số.

4.4. Phát triển công tác quản lý, vận hành trên nền tảng số.

Phát triển, nâng cấp các hệ thống thông tin y tế trên các nền tảng số mới về truyền thông xã hội. Để thực hiện chuyển đổi số toàn diện các mặt công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước và cung cấp trải nghiệm tốt nhất, thân thiện nhất cho người dân

5. Quy trình chuyển đổi số y tế.

5.1. Đánh giá thực trạng, xác định mục tiêu.

Trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào, điều đầu tiên luôn cần đánh giá thực trạng nội bộ. Nhận xét và đánh giá khách quan từ nhiều khía cạnh: tài lực, nguồn nhân lực, nền tảng sẵn có và xu hướng toàn cầu. Sau đó sẽ phải tìm hiểu chuyên sâu và chọn lọc từng công nghệ để ứng dụng chuyển đổi số. 

Khi đã hoàn thiện hai điều này phải bắt đầu xây dựng và đưa ra mục tiêu cùng chiến lược cụ thể. Từng bước thay đổi sẽ mang lại sự an toàn và chắc chắn cho cả quá trình.

Thực trạng chuyển đổi số y tế

5.2. Xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu.

Thực hiện chọn lọc ứng dụng công nghệ số để tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu y tế. Dữ liệu cho một nền y tế số cần phải đáp ứng bốn yếu tố: 

  • Mức độ liên quan
  • Khả năng hoạt động
  • Tính khả dụng
  • Khả năng tương tác.

Từ những hệ thống thông tin tổng quan tiến hành cải tiến, xử lý công việc và ban hành các chỉ đạo trên nền tảng số.

5.3. Ứng dụng nền tảng số vào các cơ sở khám chữa bệnh.

Xây dựng cổng thông tin điện tử, phổ biến rộng rãi với người dân các phần mềm khai báo y tế, khai báo bệnh án điện tử. 

Hoàn thiện hành lang pháp lý về khám chữa bệnh từ xa với chuyên mục “ mỗi người đều có một bác sĩ ”. Cơ sở y tế phối hợp các đơn vị công nghệ thông tin cùng tham gia phát triển các nền tảng, ứng dụng công nghệ trực tuyến để chẩn đoán, tư vấn điều trị. Giúp giảm tải số lượng bệnh nhân đến các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo. Hỗ trợ người dân có những bệnh lý nhẹ không cần tốn thời gian và tiền bạc đến cơ sở khám chữa bệnh vẫn có đơn thuốc điện tử để sử dụng.

Khám chữa bệnh từ xa trong chuyển đổi số y tế
Tư vấn và chăm sóc sức khỏe từ xa.

5.4. Cập nhật các xu hướng công nghệ mới.

“ Học, học nữa, học mãi ” để phát triển và theo kịp xu hướng con người luôn cần học tập không ngừng nghỉ. Kể cả khi đã có những thành tựu nhất định thì việc trao dồi và thay đổi vẫn luôn là yếu tố trọng yếu cần sự hành động.

Cập nhật những kỹ thuật chữa bệnh mới, phát minh những sáng kiến khám chữa bệnh tiên tiến. Phát triển quy trình tiếp cận dịch vụ y tế cho người trên nền tảng mới. Giúp rút ngắn thời gian và quy trình rườm rà. Kết hợp giữa dữ liệu chất lượng và các thuật toán phù hợp sẽ giúp tăng tính hiệu trong công tác khám chữa bệnh và tổng hợp thông tin toàn diện.

6. Xu hướng chuyển đổi y tế ở Việt Nam.

Tại Việt Nam dù chưa bắt kịp theo xu hướng chạy đua y tế trên thế giới, nhưng đã và đang nỗ lực chứng minh vị thế của mình. Công nghệ được áp dụng trong y tế hiện tại được chia ra làm 2 mảng chính: Công nghệ ứng dụng y tế và Công nghệ quản lý dữ liệu y tế.

6.1. Hồ sơ cá nhân tổng hợp.

Mỗi người đan Việt Nam đều sẽ có duy nhất một hồ sơ cá nhân điện tử. Trong đó có đầy đủ những dữ liệu, thông tin cá nhân của từng người. Như bệnh án, nhóm máu, thông tin tiêm chủng, thông tin cơ thể,.. Hồ sơ này sẽ được quản lý toàn diện trên cơ sở dữ liệu y tế quốc gia.

6.2. Xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp.

Việt Nam đã và đang  xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp trên toàn bộ cơ sở khám chữa bệnh toàn quốc. Đồng thời mở ra các cổng thông tin y tế để người dân có cơ sở tìm hiểu, chủ động tiếp cận.

Xu hướng chuyển đổi số y tế
Kho dữ liệu tổng hợp thông tin.

6.3. Khám chữa bệnh từ xa.

Nếu thành công sử dụng các phần mềm để người dân chỉ cần ở nhà vẫn có thể thăm khám tình hình sức khỏe. Có đơn thuốc điện tử để chủ động trong tình trạng sức khỏe.

Hơn thế nữa đã có những ứng dụng y tế giúp người dân chủ động trong tình trạng sức khỏe “ phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Các thiết bị, ứng dụng thông minh đã giúp người dân dễ dàng hơn trong việc phòng bệnh như:

  • Máy cảm biến nhịp tim
  • Máy theo dõi bài tập
  • Máy đo mồ hôi, máy đo đường huyết – dùng cho bệnh nhân tiểu đường để theo dõi lượng đường trong máu.
  • Máy đo oxy – theo dõi lượng oxy trong máu
  • Các phần mềm đo bước chân, nhịp tim trong điện thoại, các dòng đồng hồ thông minh tích hợp khả năng kiểm tra sức khỏe…
Khám chữa bệnh từ xa trong chuyển đổi số y tế
Khám chữa bệnh từ xa trong y tế.

6.4. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào chữa bệnh.

Trí tuệ nhân tạo có khả năng tổng hợp, tiếp cận và xử lý nguồn thông tin y học khổng lồ. Hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán, đưa ra các quyết định lâm sàng một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa, trí tuệ nhân tạo còn có khả năng dựa trên phân tích các điều kiện thể chất, tâm lý, xã hội của từng cá nhân tạo nên hồ sơ thông tin hoàn chỉnh.

Chuyển đổi số trong y tế
Ứng dụng Ro-bot y tế trong chăm sóc người bệnh.

7. Thách thức của chuyển đổi số trong y tế.

7.1. Cơ chế dữ liệu phân tán.

Hiện nay cơ chế dữ liệu, thông tin về y tế ở Việt Nam đang bị phân tán không đồng nhất. Từng cơ sở khám chữa bệnh đều là một nơi lưu trữ thông tin bệnh nhân riêng biệt. Chưa tổng hợp được dữ liệu trên một hệ thống tổng hợp dữ liệu để quản lý. Dễ dẫn tới tình trạng lãng phí ngân sách, lãng phí nhân lực , thời gian và giảm tốc độ chuyển đổi số của ngành.

7.2. Chuyển đổi chưa đồng bộ giữa các cơ sở.

Do yếu tố ngân sách, hiện trạng, nhân lực,.. và nhiều yếu tố khách quan khác mà các cơ sở y tế không có sự đồng bộ trong quá trình chuyển đổi số. Bên cạnh đó do việc lựa chọn ứng dụng công nghệ số khác nhau sẽ khó liên kết giữa các cơ sở khám chữa bệnh. Từ đây dẫn đến tình trạng khó kết nối, hỗ trợ lẫn nhau trên cả nước.

7.3. Yếu tố con người.

Người dân Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề khi đến cơ sở khám chữa bệnh. Khả năng tiếp cận, chất lượng, cho đến trải nghiệm chăm sóc tổng thể.

Số người dân vùng thôn quê lên các cơ sở tỉnh, thành phố chữa bệnh quá tải. Phải mất thời gian chờ đợi quá lâu, quy trình khám chữa khá phức tạp, gây khó khăn cho những người bệnh lớn tuổi. 

Đồng thời theo một nghiên cứu cho thấy vào năm 2018 ở Việt Nam cứ 1000 người thì chỉ có 2,9 giường bệnh và 0,8 bác sĩ. Con số này là quá thấp so với mức trung bình của OECD là 4,7 giường bệnh và 3,3 bác sĩ. 

Bên cạnh đó mức độ người dân chủ động tiếp thu thông tin và thực hiện ở nước ta rất thụ động. Còn rất nhiều trường hợp thiếu sự tin tưởng vào các cơ sở khám chữa bệnh dẫn đến không hợp tác.

Thách thức chuyển đổi số trong y tế
Hình ảnh quá tải hằng ngày diễn ra ở bệnh viện.

7.4. Thiếu nguồn tài lực, nhân lực.

Ở nước ta số lượng bác sĩ, y tá, nhân viên y tế được đánh giá là thấp hơn nhiều so nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Rất nhiều cơ sở y tế luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân, thiếu giường bệnh diễn ra hằng ngày. Chuyển đổi số sẽ giúp quá trình khám chữa bệnh ngắn gọn và dễ dàng hơn nhưng nguồn nhân lực lại thiếu thốn. Dẫn đến việc chuyển đổi diễn ra chậm trễ.

Chuyển đổi số ở một lĩnh vực trên quy mô cả nước rất khó khăn, cần cả quá trình dài. Bên cạnh những thành công cũng có những bước đi sai lầm, không đồng bộ cũng gây trở ngại dẫn đến kéo dài thời gian. Thời gian càng kéo dài, cơ sở tổng hợp không đồng bộ sẽ gây ra tình trạng hao tổn tài nguyên, tài lực.

8. Kết luận.

Chuyển đổi số mục đích ngoài giúp nền y tế Việt Nam phát triển hội nhập với các cường quốc trong nền công nghiệp 4.0. Thì mọi yếu tố thay đổi mục đích cuối cùng là tạo nên những trải nghiệm tốt hơn phục vụ đời sống con người. Chính vì thế khi người dân thật sự thực hiện và thụ hưởng được các lợi ích tốt đẹp  từ chuyển đổi số y tế mới gọi là thành công. Chuyển đổi số đã và đang chiếm lĩnh xu hướng bởi vai trò, lợi ích nó mang lại là vô cùng quan trọng.

Leave a comment

Explore
Drag