Chuyển đổi số mang đến những thay đổi tích cực, tác động mạnh mẽ đến quá trình vận hành, cung ứng, sản xuất,.. của nền công nghiệp trên toàn thế giới. Cùng với việc tác động toàn diện vào các khía cạnh đời sống, xã hội của con người. Chuyển đổi số là từ khóa đã và đang được tìm kiếm bùng nổ trên mạng internet.
Vậy chuyển đổi số là gì? Vai trò, mục tiêu, tác động của khái niệm này sẽ ra sao? Cùng On Home Asia tìm hiểu toàn diện về khái niệm này nhé.

NỘI DUNG BÀI VIẾT
( Chuyển đổi số – CĐS )
1. Chuyển đổi số là gì?
1.1. Khái niệm.
Theo Wikipedia chuyển đổi số (Digital transformation) là việc luôn vận dụng đổi mới các phương thức vận hành, sản xuất, cung ứng, các mối quan hệ khách hàng, văn hóa,.. Dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật tiên tiến.
Chuyển đổi số có thể áp dụng toàn diện trên tất cả các ngành nghề. Các mô hình quản lý, vận hành cả cơ sở dữ liệu cấp quốc gia. Mang đến những thay đổi tích cực cho cả Nhà Nước, xã hội, kinh tế . Giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa. Tạo ra càng nhiều những doanh nghiệp với phương thức hoạt động mới mẻ.
1.2. Lợi ích của chuyển đổi số.
Tại phiên họp thứ ba của Ủy ban Quốc gia sáng ngày 8/8. Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những con số thống kê vượt trội khi thực hiện chuyển đổi số trong 6 tháng đầu năm 2022:
Tốc độ truy cập mạng băng rộng là 71.79 Mbps tăng 32.7% so với cùng kỳ năm 2021. Doanh thu an toàn mạng là 1.418 tỷ đồng tăng 48,8%. Tỷ lệ xuất nhập khẩu là 72.6%,..
Đối với cơ sở dữ liệu quốc gia việc thực hiện chuyển đổi số thành công đã mang lại thành tựu ưu tú sau: Tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến là 36.9% tăng 10% so với cùng kỳ. Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử tổng mức bán lẻ là 11,27%, vượt mục tiêu đề ra là 7%. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số là 67.300 doanh nghiệp, tăng 3500 doanh nghiệp so với cùng kỳ. Đạt tỷ lệ 0.69 doanh nghiệp trên 100 dân. Số giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 76% so với cùng kỳ.
Còn rất nhiều các chỉ số đã gia tăng đáng kể khi Việt Nam đã và đang thành công áp dụng chuyển đổi số toàn diện. Từ cơ sở dữ liệu cho đến cách thức quản lý, vận hành. Giúp mô hình quản lý của bộ máy nhà nước trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn. Đồng thời giúp người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận thông tin, hưởng thụ và thực hiện quyền lợi của người dân.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn. Chuyển đổi số như một trợ thủ đắc lực, giúp gia tăng năng suất sản xuất, giảm chi phí. Thay đổi phương thức quản lý, vận hành, quảng bá sản phẩm tiên tiến hơn. Mở ra không gian phát triển mới với nền tảng kỹ thuật cao, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có.

1.3. Mô hình chuyển đổi số.
Tùy từng tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sẽ tự xây dựng cho mình mô hình chuyển đổi phù hợp. Nhưng tổng thể mô hình chuyển đổi số ở Việt Nam sẽ được xây dựng như sau: Chính phủ số, Xã hội số và Kinh Tế số.
Để thực hiện chuyển đổi số thành công thì ở Việt Nam các mô hình quản lý, vận hành cấp cao cần chuyển đổi đầu tiên. Rõ ràng hơn là Bộ máy Nhà Nước Việt Nam đã và đang thực hiện mô hình “Chính phủ số” và “Chính quyền số”. Đổi mới và bổ sung những thay đổi về cách tiếp cận, cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số.
“Xã hội số” là mọi thay đổi dựa trên cơ sở khoa học kỹ thuật tác động trực tiếp và bao trùm lên mọi hoạt động của con người. Mà cụ thể là yếu tố dân số(con người) và văn hóa. Hình thành nên khái niệm công dân số và văn hóa số. Xã hội số sẽ dựa nền tảng công nghệ số tạo nên sự tăng trưởng thông tin, dữ liệu. Từ đây làm thay đổi mọi khía cạnh từ chính phủ, tổ chức xã hội, kinh tế, văn hóa cho tới người dân.
“Kinh tế số” là ứng dụng công nghệ số vào hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả yếu tố sản xuất và kinh doanh trên môi trường số. Kinh tế số được áp dụng cho tất cả các ngành nghề .

1.3.1. Ví dụ:
VD1: Trong đợt dịch vừa qua, Cơ quan Nhà Nước thông qua Cổng thông tin điện tử liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia thực hiện khai báo y tế online thay vì đi đến nơi và viết giấy thủ công. Điều này giúp cơ sở dữ liệu thu nhận đầy đủ thông tin từng người dân và dễ dàng quản lý.
VD2: Năm vừa qua Cơ quan Nhà Nước đã ban hành quyết định toàn bộ công dân Việt Nam sẽ chuyển CMND và CCCD cũ thành CCCD có gắn chip.
2. Thực trạng chuyển đổi số.
2.1. Thực trạng trên Thế Giới.
Theo báo cáo của Cisco & IDC năm 2020 tại Brazil, Canada, Chile, France, Germany, Mexico, United, Kingdom, United States và 14 nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho thấy: sau cuộc khủng hoảng Covid-19 đã thúc đẩy hơn 70% doanh nghiệp đã đẩy nhanh quá trình số hóa của họ. Trong đó có 24% doanh nghiệp trong giai đoạn kỹ thuật tiên tiến. Đồng thời có 56% doanh nghiệp đã từng bước thực hiện chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp giữ được nhịp độ cạnh tranh trên thị trường. Thống kê này cho thấy mặt bằng chung các doanh nghiệp nhỏ lẫn các tập đoàn lớn đều đã có nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của chuyển đổi số. Và thực hiện các bước tiến quan trọng thúc đẩy sự phát triển thị trường.
Cũng theo báo cáo của Cisco & IDC vào năm 2019, các doanh nghiệp nhỏ đã góp 48% – tương đương 17 nghìn tỷ đô la mỹ vào GDP kinh tế các quốc gia trên. Đồng thời mức đầu tư chuyển đổi số toàn cầu đạt 205,65 tỷ USD. Ước tính đến năm 2025, con số này sẽ đạt khoảng 817,05 tỷ USD. Đồng thời mức độ tăng trưởng mức đầu tư trung bình hàng năm đạt tới 18,87%.
Tốc độ chuyển đổi số tại từng khu vực và quốc gia sẽ có mức độ và mô hình khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ triển khai chuyển đổi mô hình. Theo nhiều thống kê nghiên cứu toàn cầu cho thấy khu vực châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất. Tiếp đến là Mỹ và cuối cùng là các quốc gia tại châu Á.

2.2. Thực trạng ở Việt Nam.
Ở Việt Nam chuyển đổi số đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng. Bắt đầu chuyển đổi từ “trên xuống dưới”. Chính phủ đã và đang áp dụng các mô hình quản lý, vận hành, điều phối dựa trên nền tảng công nghệ số. Rút ngắn thời gian xử lý thủ công, tuyên truyền rộng việc ứng dụng các nền tảng công nghệ thông tin. Đồng thời các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, văn hóa, phương thức sinh hoạt,.. của người dân cũng phát triển trong môi trường số an toàn.
Bên cạnh đó hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng chuyển đổi số tiếp tục được phát triển ở từ Trung ương đến địa phương. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư kết nối liên thông với 11 bộ, ngành, 4 doanh nghiệp Nhà nước và 14 địa phương.
Về phát triển xã hội số, kinh tế số, tỷ trọng đóng góp của kinh tế số trong GDP tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP đến hết 6 tháng đầu năm ước tính là 10,41%.
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia được đề ra với mục tiêu kép. Vừa phát triển Chính phủ số, xã hội và kinh tế số. Vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số phát triển toàn diện có năng lực đi ra toàn cầu, đẩy mạnh nền kinh tế của Việt Nam.

2.3. Tầm quan trọng của chuyển đổi số.
Tại sao từ các quốc gia tầm trung cho đến các cường quốc mạnh như Mỹ, Anh, Trung Quốc trên thế giới đều tập trung đầu tư vào chuyển đổi số?
Để phát triển thành một quốc gia lớn mạnh không thể bỏ qua sự phát triển khoa học, kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật tạo nên toàn bộ của cải, vật chất, cung cấp sự tiện nghi cho cuộc sống của con người. Và Chuyển đổi số là một yếu tố tất yếu cần thực hiện trong thời đại công nghệ 4.0. Giúp mỗi quốc gia đều phát triển trên nền tảng công nghệ tiên tiến.
Chuyển đổi số là động lực tạo sự đột phá trong quá trình phát triển, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Những lợi ích từ chuyển đổi số mang tính toàn diện, tác động to lớn đến cuộc sống con người. Từ chính trị, xã hội, kinh tế cho đến văn hóa cho toàn thể người dân.

2.4. Tầm quan trọng của lãnh đạo trong công cuộc chuyển đổi số.
Chuyển đổi số là công cuộc quan trọng cần đầu tư lâu dài về thời gian, nhân lực và tài lực. Đặc biệt để chuyển đổi thành công luôn cần có một người lãnh đạo tài giỏi đi đầu.
Có thể nói người lãnh đạo như “kim chỉ nam”, là người phải có đủ kiến thức chuyên môn, hiểu biết sâu rộng về chuyển đổi số để dẫn dắt đội ngũ đi đúng hướng. Chuyển đổi số thành công cần một quá trình lâu dài. Nếu đi sai hướng sẽ làm tổn thất tài lực và thời gian không cần thiết. Đồng thời sẽ gây khó khăn cho bước tiếp theo.
Thế giới luôn vận hành, luôn có những sự thay đổi bất ngờ chính vì thế người lãnh đạo cũng phải có tầm nhìn chiến lược và tư duy quản lý vững chức. Luôn đi trước thị trường đề ra những phương án tối ưu. Hơn thế nữa cũng phải là người đủ bản lĩnh và bình tĩnh để xử lý vấn đề, kết nối đội ngũ khi có những khó khăn bất ngờ.

3. Chuyển đổi số quốc gia.
Ở cấp độ quốc gia, chuyển đổi số bao gồm chính phủ số, xã hội số và kinh tế số. Từng địa phương ( tỉnh, thành phố, huyện,..) lại là từng mô hình chuyển đổi số cấp tương ứng. Tùy tình trạng từng nơi sẽ thực hiện các phương án chuyển đổi số thích hợp. Một khi các cấp trung ương, địa phương thành công chuyển đổi thì quốc gia sẽ thành công đồng bộ chuyển đổi tất cả mọi phương diện.
Hơn thế nữa nói một cách khách quan chuyển đổi số còn là cuộc cách mạng của toàn thể nhân dân. Chuyển đổi số chỉ thực sự thành công khi mỗi một người dân tích cực tham gia và được thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại.

3.1 Các chương trình chuyển đổi số Quốc gia.
Tin vui mừng hơn khi Việt Nam đã nhìn trước được tầm quan trọng của chuyển đổi số và nhanh chóng thực thi. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030.
Trong chương trình có nêu rõ Việt Nam sẽ tập trung nguồn lực và thời gian để hoàn thành chính phủ số, xã hội số và kinh tế số. Hoàn thành cột mốc này sẽ giúp Việt Nam hoàn toàn phát triển thành quốc gia số tiên tiến. Và được ghi tên trong bảng xếp hạng các quốc gia dẫn đầu về Chính phủ điện tử
4. Cẩm nang chuyển đổi số.
4.1 Vai trò.
Ở cấp độ quốc gia: Chuyển đổi số giúp bộ máy quản lý, vận hành, liên kết trở nên nhanh chóng và thuận tiện. Người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức. Từ đây tạo dựng nền tảng, điều kiện thuận lợi giúp cấp quản lý đưa ra những quyết định nhanh chóng, ban hành chính sách kịp thời. Đồng thời cung cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn.
Chuyển đổi số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, qua đó giúp thu hẹp khoảng cách số thông qua việc phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
4.2. Mục tiêu chuyển đổi số.
Theo “ Chương trình chuyển đổi số quốc gia “ đã đặt ra các mục tiêu cơ bản như sau:
4.2.1. Mục tiêu cơ bản đến năm 2025:
Hiệu lực hoạt động toàn xã hội với 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. 90% hồ sơ, tài liệu công việc tại cấp bộ, tỉnh, 80%tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã sẽ được xử lý trên môi trường internet. 100% các báo cáo định kỳ, tài liệu hội họp sẽ được chia sẻ lên cơ sở dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
Hoàn thiện Chính phủ điện tử lưu trữ thành công 100% dữ liệu về đến dân cư, đất đai, giấy phép kinh doanh, bảo hiểm. 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Phấn đấu hoàn toàn bộ mục tiêu để Việt Nam thành công gia nhập nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).
Về việc phát triển kinh tế số, mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số chiếm 20% GDP cả nước. tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành nghề sẽ đạt tối thiểu 10%. Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7% so với cùng kỳ.

4.2.1. Mục tiêu cơ bản đến năm 2030:
Đến cột mốc 2030 chương trình chuyển đổi số ngoài việc hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, nâng cao chất lượng dịch vụ, giáo dục, tri thức,.. cho người dân. Hoàn thiện chuyển đổi bộ máy quản lý, xử lý giấy tờ hành chính bằng nền tảng công nghệ số.
Năm 2030 Việt Nam đặt mục tiêu gia nhập nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI). Về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số Việt Nam sẽ phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang. Phổ cập sử dụng mạng di động 5G, trên 80% tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử thay phương thức truyền thống.
5. Chuyển đổi số trong các ngành nghề.
5.1. Chuyển đổi số trong y tế.
Theo quyết định 5316/QĐ-BYT của Bộ Y tế, Việt Nam sẽ chú trọng triển khai chuyển đổi số trong ngành y tế. Tập trung các sáng kiến về lĩnh vực công nghệ số để cung cấp những trải nghiệm mới cho người dân trong lĩnh vực y tế.
Từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên nền tảng công nghệ số. Hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa thông qua nền tảng điện tử, góp phần cải cách hành chính, giảm tải bệnh nhân, nâng cao chất lượng phục vụ.
Thay đổi từ hồ sơ giấy sang hồ sơ khám bệnh/ bệnh án điện tử. Thanh toán viện phí thông qua nhiều ứng dụng hiện đại. Đồng thời tích hợp thông tin, dữ liệu, hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế.

5.1 Chuyển đổi số trong Giáo Dục.
Phát triển nền tảng công nghệ số cho phép hỗ trợ dạy và học từ xa. Ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập cho học sinh, sinh viên.
Số hóa tài liệu, giáo trình, kiến thức, xây dựng nền tảng cho phép chia sẻ tài nguyên học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tích hợp nhiều công nghệ mới trong quá trình thực hành giúp học sinh, sinh viên dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm thực tế.

5.3. Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng.
Trong các ngành nghề có lẽ ngành ngân hàng là ngành được tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại nhanh chóng và năng suất nhất.
Chuyển đổi số ngành ngân hàng được đánh giá đã mang đến lợi ích to lớn. Tạo dựng nền tảng vững chắc cho các ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc đổi mới sáng tạo. Tự động hóa quy trình, thúc đẩy hợp tác với các công ty công nghệ tài chính. Hỗ trợ khả năng người dân tiếp cận vốn vay nhanh chóng từ xa nhờ các giải pháp chấm điểm tín dụng và kho dữ liệu khách hàng khổng lồ.

5.4. Chuyển đổi số doanh nghiệp.
Chuyển đổi số doanh nghiệp là xu hướng tất yếu, nếu muốn phát triển và tồn tại vững mạnh trên thị trường thì việc nâng cấp công nghệ là điều rất quan trọng.
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp thuật tiện hơn trong viện quản lý vận hành. Bỏ các yếu truyền thống lạc hậu thay bằng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Nói rõ ràng hơn như việc áp dụng các phần mềm quản lý khách hàng và nhân sự thay vì nhập và theo dõi thủ công.
Hơn thế nữa việc ứng dụng công nghệ VR 360 vào việc quảng bá sản phẩm, hình ảnh dịch vụ cũng là bước tiến mới. Giúp khách hàng tiếp cận doanh nghiệp dễ dàng và có những trải nghiệm mới mẻ, cuốn hút hơn.
Mô hình kinh doanh công nghệ mới giúp doanh nghiệp :
- Tăng tốc độ tiếp cận và ra mắt thị trường
- Tăng cường mức độ cạnh tranh trên thị trường
- Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu bền vững
- Hỗ trợ gia tăng năng suất của nhân công
- Nâng cấp khả năng thu hút, giữ chân và chuyển đổi khách hàng

5.5. Chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Việt Nam là đất nước nông nghiệp, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp hàng năm chiếm tỷ trọng cao. Xuất khẩu nông sản Việt hiện đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới. Nông sản Việt Nam hiện tại đang có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới.. Chính vì điều đó việc tập trung phát triển nông nghiệp và mang đến những thay đổi mới mẻ luôn được chú trọng.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp bắt đầu từ việc tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành. Bao gồm các nhóm lớn như : đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản giúp người dân cũng có thể tìm hiểu về nhiều nguồn thông tin.
Sử dụng các máy móc tiên tiến như: máy bay phun thuốc suất năng xuất cao, áp dụng công nghệ vào các kho bãi giữ lúa với hệ thống kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ,.. hiện đại. Giúp nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Đồng thời còn hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số.

6. Chiến lược chuyển đổi số.
Chiến lược chuyển đổi số thường được hoạch định từ 3 đến 5 năm theo mỗi kế hoạch riêng biệt. Chiến lược hạt nhân là “chiến lược chuyển đổi số quốc gia”, đưa ra nhằm định hướng, làm gương và đi đầu để toàn dân đều hiểu biết và phát triển theo xu hướng công nghệ số.
Chiến lược chuyển đổi số còn do mỗi tổ chức, doanh nghiệp tự đề ra, với mục tiêu và định hướng riêng. Nhưng chung quy lại nên xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Để có con đường đi cụ thể, trách lan mang và sai lầm không đáng có làm chậm sự phát triển.

7. Quy trình, các bước chuyển đổi số.
Chuyển đổi số không có một hình mẫu, hay lộ trình cụ thể nào cả. Tất cả là do sự hiểu biết và tầm nhìn chiến lược của ban lãnh đạo đề ra. Rút kết kinh nghiệm từ những người đi trước, tự lập ra quy trình cụ thể cho chính tổ chức, cá nhân của mình. Không ngừng học hỏi và đổi mới để có những bước đi chính xác.
Vậy có lộ trình nào tổng quát để tham khảo hay không? Cùng tìm hiểu tiếp nhé.
7.1. Các bước chuyển đổi số.
7.1.1 Đánh giá hiện trạng và tìm hiểu về chuyển đổi số.
7.1.1.1. Tại sao cần chuyển đổi số.
Bước đầu tiên cần đánh giá tình trạng của từng tổ chức. Làm những phép so sánh và đánh giá khách quan để nhìn nhận rõ hiện trạng có nên áp dụng chuyển đổi số hay không.
7.1.1.2. Hiểu chuyên sâu về chuyển đổi số.
Tìm hiểu chuyên sâu về chuyển đổi số, tập trung tham khảo nhiều trường hợp và hiểu chính xác về quá trình và mục đích trước khi bắt đầu. Chuyển đổi số không đơn giản chỉ là áp dụng công nghệ thay thế các quy trình truyền thống. Mà chuyển đổi số còn nói đến quá trình sử dụng nền tảng công nghệ để tạo ra hoặc sửa đổi quy trình kinh doanh, quản lý, văn hóa và cả trải nghiệm khách hàng hiện nay. Thế nên cần tìm hiểu chuyên sâu và có sự chọn lọc để tránh sai lầm.
7.1.1.3. Đánh giá nguồn lực hiện có.
Trước khi triển khai bất kỳ điều gì cần nhìn nhận và đánh giá rõ nguồn lực tổ chức hiện có. Việc này không hề thừa vì nó là bước đệm quan trọng để ứng dụng chuyển đổi số. Đánh giá khách quan các yếu tố như : tài lực, nhân lực, thời gian,.. Để có thể lựa chọn các công nghệ số phù hợp mà áp dụng. Bởi vì dù công nghệ có tiên tiến tới đâu mà con người không có tư duy vận hành, định hướng cũng sẽ không đạt được kết quả mong muốn.

7.1.2. Xác định mục tiêu và lập chiến lược.
Sau khi đã tìm hiểu và xác định sẽ áp dụng chuyển đổi số, người lãnh đạo cần sáng suốt và đề ra mục tiêu có thể hoàn thành trong khả năng. Không được đánh giá chủ quan theo quan điểm cá nhân mà nên một lần nữa xác định nguồn lực vốn có của tổ chức. Cần xác định được trong quy trình khâu nào là lỗi thời cần thay đổi, khâu nào có thể giữ hoặc nâng cấp.
Hơn thế nữa chuyển đổi số bao gồm rất nhiều các công nghệ tiên tiến, ban lãnh đạo cần nghiên cứu kỹ và quyết định sẽ áp dụng công nghệ nào. Vì từng tổ chức, doanh nghiệp đều có phương thức vận hành riêng biệt, nên biết chọn lọc công nghệ phù hợp với mình.
Từ tất cả các yếu tố trên ban lãnh đạo sẽ lập ra một chiến lược chi tiết. Bản kế hoạch này cần nêu rõ lộ trình chuyển đổi. Những việc cần làm, công nghệ ứng dụng, nguồn lực, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành dự kiến,… Đồng thời nên dự trù những khó khăn, trở ngại có thể gặp phải để có tâm lý và biện pháp dự phòng kịp thời.

7.1.3. Số hóa dữ liệu và áp dụng công nghệ.
7.1.3.1. Giai đoạn 1.
Cho một nhóm nhân sự tiên phong ứng dụng các công nghệ mới thay thế các thao tác thủ công truyền thống. Đội ngũ này phải được training về chuyển đổi số và nắm rõ các thao tác vận hành công nghệ mới. Thiết lập vào quy trình để vận hành thử nghiệm. Nếu có vấn đề cần xem xét và khắc phục. Trong đó thực hiện các bước cơ bản sau:
– Số hóa (Digitization): trong bước này điều đầu tiên cần làm là chuyển đổi những dữ liệu dạng giấy thành những dữ liệu được lưu trên các phần mềm máy tính.
– Ứng dụng số hóa và thực tế (Digitalization): Sử dụng những phần mềm hoặc công cụ phù hợp để tối ưu tất cả số liệu cần lưu trữ và nghiên cứu. Hoàn thiện bước này có thể hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn các công việc hành chính thủ công mất thời gian như ghi chép, tìm kiếm thông tin, thống kê, báo cáo…
– Chuyển đổi số (Digital transformation): Tại bước cuối này cần phải thay đổi tất cả cách thức như: vận hành,quản lý, điều phối toàn bộ cách thức làm việc từ trên xuống dưới. Nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất nhưng tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí và nhân công làm việc.
7.1.3.2. Giai đoạn 2.
Sau khi thành công áp dụng cho đội ngũ tiên phong sẽ bắt đầu áp dụng lần lượt cho từng đội nhóm khác. Việc áp dụng lần lượt từng nhóm nhỏ sẽ dễ quản lý và kịp thời khắc phục nếu có sự cố.
7.1.3.3. Giai đoạn 3.
Giai đoạn này sẽ áp dụng chuyển đổi cho toàn bộ tổ chức. Thông thường sẽ mất từ 3-5 tháng để vận hành trơn tru toàn bộ quy trình mới. Trong thời gian này sẽ cần quan sát và không ngừng đưa ra những thực nghiệm thực tế để ghi nhận quá trình vận hành, chuyển đổi.

7.1.4. Đánh giá và hoàn thiện quy trình.
Sau khi hoàn thiện các giai đoạn chuyển đổi, tổ chức nên họp định kỳ từng tháng hoặc từng quý. Nhìn nhận và xem xét lại những kết quả đạt được, những khó khăn trong quy trình,.. Để có những đánh giá tổng quan và điều chỉnh cho thích hợp.
8. Khó khăn, lợi thế của chuyển đổi số.
8.1. Lợi thế.
Chuyển đổi số là bước tiến quan trọng giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến độ phát triển để sánh vai với các cường quốc. Hoàn thiện bộ máy quản lý, vận hành, điều phối. Thúc đẩy nền kinh tế thị trường gia tăng năng suất giảm chi phí nhân công. Giúp người dân tiếp cận những quyền lợi một cách công bằng…
Dựa vào việc chuyển đổi số thành công thì từ người dân, tổ chức, cho đến cả đất nước đều sẽ từng bước hoàn thiện và phát triển để có vị thế trên thị trường và thế giới. Nâng cấp lên một tầm cao mới, hiện đại hơn, mạnh mẽ và năng động hơn.
8.2 Khó khăn.
Bên cạnh những lợi thế to lớn cũng có những khó khăn không thể tránh khỏi:
– Tư duy và tầm nhìn lãnh đạo còn hạn chế
– Chuyển đổi tốn nhiều thời gian và nguồn lực khiến Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp không đáp ứng và xoay vòng kịp
– Không quyết liệt để thực hiện cải cách toàn diện
– Nguồn lực, nhân sự không đủ năng lực để đáp ứng
– Quá kỳ vọng vào một giải pháp hoàn hảo, không nhìn nhận từ thực tế.
Để thay đổi một điều gì mới, luôn cần rất nhiều thời gian để thích nghi và tích hợp. Đôi khi sẽ có những khó khăn, trở ngại khó tránh khỏi. Việc cần làm là không ngừng học hỏi, đúc kết kinh nghiệm và linh hoạt trong quá trình chuyển đổi. Để hoàn thiện từng giai đoạn một cách tốt nhất.

9. Giải pháp đột phá chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số bản thân nó đã là giải pháp đột phá giúp con người hoàn thiện và phát triển theo hướng công nghệ số. Thay đổi và loại bỏ những điều truyền thống để tiến đến nền công nghiệp 4.0 phát triển vượt bậc.
9.1. Chặng đường tiến đến chuyển đổi số.
Cấp bậc “cơ bản”: ở cấp bậc này có nghĩa bản thân đất nước, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có những nhận thức về chuyển đổi số và bắt đầu quá trình áp dụng. Trong giai đoạn này sẽ bắt đầu tích hợp công nghệ số thay thế các thao tác truyền thống: áp dụng vào mô hình quản lý, vận hành, kinh doanh.
Ví dụ: Ở doanh nghiệp: áp dụng công nghệ số vào quy trình vận hành, sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng. Áp dụng công nghệ in 4D tạo ra các mặt hàng in độ khó cao. Đồng thời áp dụng vào việc quảng bá, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Như việc tạo ra các hình ảnh VR 360 thay vì hình ảnh chụp thông thường.
Cấp bậc “chuyên sâu”: ở cấp bậc này chuyển đổi số sẽ tập trung vào việc liên kết và hoàn thiện cơ sở dữ liệu ở phạm vi rộng và chuyên sâu để tạo ra những chỉ số thống kê chính xác. Việc tập hợp toàn bộ dữ liệu sẽ dễ dàng quản lý, điều phối.
Ví dụ : Nhà nước sử dụng CCCD có gắn chip đầy đủ thông tin cá nhân cho người dân. Tích hợp sử dụng một thẻ để thay thế thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, sổ BHXH; sổ hộ khẩu, tạm trú tạm vắng… Vừa dễ quản lý, tránh giả mạo hay sai lệch thông tin, vừa giúp người dân không cần lưu giữ quá nhiều giấy tờ còn dễ sử dụng cho nhiều trường hợp.
Cấp bậc “ hoàn thiện”: ở cấp bậc này có thể được gọi là giai đoạn chuyển đổi số hoàn toàn, khi các hệ thống quản trị, vận hành, ngoại giao, cơ sở dữ liệu đã được kết nối và tích hợp đồng bộ với nhau.
10. Ví dụ về chuyển đổi số.
Domino’s Pizza được thành lập năm 1960, công ty này có hơn 17.000 cửa hàng tại hơn 90 thị trường trên toàn thế giới. Được đánh giá là công ty kinh doanh pizza lớn nhất thế giới dựa vào doanh số bán lẻ khủng.
Điều đặc biệt giúp nhãn hàng này vượt mặt các đối thủ cạnh tranh. Thứ nhất là về chất lượng còn lại là ở dịch vụ và tốc độ giao hàng nhanh chóng. Domino đã đầu tư để ứng dụng công nghệ số vào giao hàng: giao hàng qua phương tiện tự động.
Chiếc xe giao hàng tự động có tên Nuro R2, xe di chuyển với tốc độ khoảng 40 km/giờ đến các khu vực giao hàng được nhập mã chỉ định. Mỗi khách hàng lựa chọn phương thức giao hàng tự động sẽ được cấp một mã riêng biệt theo đơn hàng. Chỉ cần khi xe đến nhập vào màn hình sẽ có thể mở khóa và nhận đơn. Không lo bị mất cắp hoặc nhầm lẫn.
Hiện tại Domino đang thử nghiệm giai đoạn 2 của việc giao hàng bằng máy bay không người lái, được dự định sẽ là bước đột phá và trải nghiệm mới cho khách hàng.
Những đổi mới về công nghệ đó đã giúp doanh số bán hàng của Domino vào năm 2019 cao hơn một nửa tổng doanh số bán lẻ toàn cầu.

11. Tài liệu chuyển đổi số pdf
12. Lời kết
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu nếu muốn cạnh tranh và đạt được vị thế cao trong tất cả các lĩnh vực. Tiếp thu và đổi mới một cách có chọn lọc, đổi mới để đi lên và nâng cấp bản thân, dám thay đổi và hành động mạnh mẽ sẽ đem về những giá trị to lớn.