Khi nói về thực tế ảo, nhiều người thường nghĩ ngay đến các bộ phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng toàn cầu như: Ready Player One, World on a Wire, The Matrix,… Tuy nhiên, ngày nay thực tế ảo dần trở nên phổ biến và hòa nhập vào đời sống của chúng ta như sự xuất hiện của các trò chơi điện tử, y học, giáo dục,…
Hiện nay, ngành công nghiệp thực tế ảo đã đi một chặng đường dài trong việc cung cấp sự tương tác cảm giác thực tế và hứa hẹn sẽ mang lại những bước tiến xa trong tương lai.
Phổ biến là vậy, nhưng thực tế ảo chính xác là gì đến nay vẫn là thắc mắc của nhiều anh/chị. Bài viết này sẽ giải thích cho anh/chị về các câu hỏi như “Thực tế ảo là gì? ” Thực tế ảo sẽ mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp trong tương lai”.

Thực tế ảo là một thuật ngữ xuất hiện khá phổ biến nhiều trong những năm gần đây.
1. Thực tế ảo là gì?
Thực tế ảo còn có tên gọi tiếng anh là Virtual Reality – VR là một trải nghiệm mô phỏng có thể giống hoặc khác hoàn toàn với thế giới thực. Thực tế ảo thường được ứng dụng trong các lĩnh vực như giải trí, giáo dục, kiến trúc, nội thất,….
Thực tế ảo là một môi trường 3D mô phỏng cho phép người dùng khám phá và tương tác với xung quanh theo cách gần đúng với thực tế, vì nó được cảm nhận thông qua các giác quan của người dùng.
Môi trường thực tế ảo được tạo ra bằng phần cứng và phần mềm máy tính kết hợp với các thiết bị hỗ trợ như kính VR để tương tác với môi trường. Bằng việc sử dụng kết hợp nhiều thiết bị khác nhau cho phép người dùng có những trải nghiệm cực thú vị trong môi trường VR.
Ngoài việc tạo ra không gian ảo, công nghệ thực tế ảo còn có thể tương tác với người dùng qua cử chỉ và nhiều giác quan khác nhau như: thính giác, khứu giác và xúc giác..
Không chỉ đơn thuần cung cấp các hình ảnh 3D, một số công nghệ VR còn cho phép mô phỏng âm thanh và mùi vị khá chân thực.

2. Phân biệt giữa công nghệ VR và AR.
Mặc dù là công nghệ thực tế ảo được phát hiện từ nhiều thập kỷ trước nhưng đến nay, nhiều anh/chị vẫn còn nhầm lẫn giữa thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường.
Để phân biệt 2 công nghệ này anh/chị cần chú ý đến cách thức hoạt động của chúng. Thực tế ảo là loại công nghệ sẽ đưa anh/chị vào một thế giới hoàn toàn ảo do máy tính tạo ra.
Nó chuyển anh/chị từ môi trường với những đồ vật có thật ở xung quanh sang một môi trường ảo, nơi mà anh/chị thực sự trở thành một phần của nó và tương tác với nó theo những cách khác nhau. VR xây dựng thế giới trong đó chúng ta đắm mình thông qua một tai nghe cụ thể.
Công nghệ AR hay còn gọi là thực tế tăng cường. Công nghệ AR sẽ dựa trên không gian thật của môi trường xung quanh, sau đó thêm một vài yếu tố ảo hóa vào bên trong. Mọi thứ chúng ta thấy đều ở trong môi trường thực và có thể không nhất thiết phải đeo tai nghe. Ví dụ rõ ràng và chủ đạo nhất của công nghệ thực tế tăng cường là Pokémon Go.
Phân biệt một cách đơn giản nhất đó chính là công nghệ VR tạo ra một môi trường hoàn toàn ảo còn AR là sự kết hợp giữa môi trường thực tế và môi trường ảo.
Nhiều anh/chị thường nhầm tưởng rằng VR và AR là 2 công nghệ cạnh tranh lẫn nhau. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải. Mỗi công nghệ đều sở hữu những ưu điểm và ứng dụng riêng biệt mà công nghệ còn lại không có, vì vậy chúng sẽ tồn tại song song với nhau.

Title
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NHẬN BÁO GIÁ DỊCH VỤ VR360
VR 360 ra đời đánh dấu cột mốc số hóa hiện đại cho doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh với đối thủ trên thị trường. Sự mới lạ và tiện dụng của của công nghệ thực tế ảo đã thu hút lượng lớn khách hàng và giúp doanh nghiệp tăng vọt về doanh số lẫn danh tiếng.
NHẬN TƯ VẤN
Nếu Quý khách hàng khó khăn khi giải quyết vấn đề của mình thì hay để On Home Asia giúp.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NHẬN BÁO GIÁ DỊCH VỤ VR360
Đăng ký ngay
3. Các ưu điểm nổi bật của công nghệ VR.
Điểm nổi bật của VR là tạo ra những thứ ảo, môi trường ảo một cách rất thật. Qua đó giúp tái hiện được được những thứ đã có, hoặc trình diễn ra những thứ dự kiến sẽ xuất hiện trong tương lai.
Từ đó, việc phân tích, đưa ra quyết định sẽ được trực quan, chính xác cũng như tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
Công nghệ VR tạo ra môi trường ảo giúp mọi người có thể gặp gỡ, làm việc, trao đổi trực tiếp ở mọi nơi trên thế giới thông qua màn hình máy tính.
Việc tạo ra môi trường ảo cũng hỗ trợ điều khiển từ xa dễ dàng, tạo ra nhiều khả năng có thể vươn đến hơn cho việc sản xuất. Khi có nhiều khả năng hơn thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội phát triển mình hơn. Đây cũng được xem là dấu mốc quan trọng giúp các doanh nghiệp có cơ hội chuyển mình cũng như gia tăng lợi nhuận và trải nghiệm khách hàng.
Đối với thế giới nói chung và khối ngành kinh tế, công nghệ nói riêng thì công nghệ thực tế ảo được coi là một công nghệ của tương lai, giúp mở ra một thế giới khác trong tầm mắt.

4. Các thiết bị hỗ trợ công nghệ thực tế ảo.
Để hòa mình vào không gian ảo anh/chị cần những thiết bị hỗ trợ chuyên dụng để mang lại cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Các thiết bị hỗ trợ công nghệ thực tế ảo thường là các thiết bị đeo đầu và kính VR.
Kính thực tế ảo (Virtual Reality Headset) là một thiết bị đeo đầu có khả năng tái tạo mô phỏng không gian một cách thực tế sống động bằng sự kết hợp của nhiều cảm biến phần cứng cũng như phần mềm.
Loại kính này sẽ bao trùm tầm nhìn của đôi mắt của anh/chị, sau đó phủ lên một lớp hình ảnh ảo hóa. Tùy vào chủng loại và tính năng đi kèm, kính VR có khả năng tương tác với người dùng, tức là anh/chị có thể điều khiển không gian ảo hóa thông qua ngôn ngữ cơ thể như chạy, cầm nắm, nhìn, gật đầu…
Các thương hiệu kính VR đến từ các thương hiệu như Google Cardboard, Samsung Gear VR, Lenovo VR trong đó nổi bật nhất là Oculus Rift.

5. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào đời sống.
Thực tế ảo (VR) không còn là khoa học viễn tưởng, đó là một phần của thực tế ngày nay. Trên thực tế, một số ngành công nghiệp đã biết đến công nghệ này và đang tận hưởng những lợi ích mà nó mang lại.
Công nghệ thực tế ảo mang lại những trải nghiệm tuyệt vời giúp chúng ta vượt qua những ranh giới mà không thể tưởng tượng được.
Dưới đây là một số ngành tiêu biểu đang ứng dụng công nghệ VR:

5.1. Ứng dụng công nghệ VR trong y tế:
Cách quan trọng nhất VR hiện diện trong ngành y tế đó là thông qua đào tạo. VR tạo cho anh/chị một môi trường học hỏi và phát triển cũng như thể hiện nghiệp vụ của mình như một môi trường thực tế.
VR cho phép các chuyên gia thực hiện các thao tác thực hành chính xác trong các trường hợp khẩn cấp mà ít xảy ra trong thực tiễn.
Cũng nhờ thực tế ảo mà các học viên có thể làm quen với môi trường bệnh viện mà không bị căng thẳng quá.
Thực tế ảo cũng cho phép sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức, cho phép bệnh nhân mắc hội chứng ám ảnh và lo lắng giải quyết các vấn đề của họ trong một môi trường được kiểm soát.
Trên thực tế có không ít các công trình y tế thành công nhờ ứng dụng công nghệ VR. Tiêu biểu phải kể đến sự thành công của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha trong việc giảm tác động của Parkinson ở một số bệnh nhân bằng cách áp dụng phương pháp điều trị sử dụng VR,…

5.2. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong ngành giải trí:
Ngành công nghiệp giải trí là một trong những ngành tiên phong trong việc sử dụng công nghệ VR và cũng được xem là ví dụ tiêu biểu nhất về ứng dụng thực tế ảo.
VR hiện diện mạnh mẽ trong các trò chơi trực tuyến, các bộ phim khoa học viễn tưởng,…
Công nghệ VR cho phép người dùng nhập vai trong một phân cảnh của bộ phim, một trò chơi điện tử hoặc luyện tập các môn thể thao mạo hiểm mà không cần di chuyển khỏi ghế sofa.
VR đang được đưa vào các rạp chiếu phim và công viên giải trí để mô phỏng các cuộc phiêu lưu và cho phép mọi người trải nghiệm những kiệt tác điện ảnh yêu thích của họ.

5.3. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong ngành giải trí:
Ngành công nghiệp giải trí là một trong những ngành tiên phong trong việc sử dụng công nghệ VR và cũng được xem là ví dụ tiêu biểu nhất về ứng dụng thực tế ảo.
VR hiện diện mạnh mẽ trong các trò chơi trực tuyến, các bộ phim khoa học viễn tưởng,…
Công nghệ VR cho phép người dùng nhập vai trong một phân cảnh của bộ phim, một trò chơi điện tử hoặc luyện tập các môn thể thao mạo hiểm mà không cần di chuyển khỏi ghế sofa.
VR đang được đưa vào các rạp chiếu phim và công viên giải trí để mô phỏng các cuộc phiêu lưu và cho phép mọi người trải nghiệm những kiệt tác điện ảnh yêu thích của họ.

5.4. Thực tế ảo ứng dụng trong giáo dục, đào tạo:
Trong các lớp học, việc sử dụng VR cho phép học sinh lưu giữ kiến thức tốt hơn và cũng như giải quyết các khó khăn mà các em gặp phải trong học tập.
VR cung cấp cho các tổ chức giáo dục những phương pháp dạy và học mới. Nó có thể cung cấp cho sinh viên những hiểu biết sâu sắc về các môi trường không thể tiếp cận được. Ví dụ như một giáo viên lịch sử có thể sử dụng VR để cho học sinh tận mắt thấy cuộc sống ở Hy Lạp hoặc Trung Quốc cổ đại.

5.5. VR trong kiến trúc và nội thất:
Sử dụng VR, các kiến trúc sư không chỉ có thể hình dung những gì họ đang làm cũng như trình bày dự án một cách tốt nhất. Điều này cho phép họ trải nghiệm không gian trước khi nó được xây dựng và thực hiện các thay đổi theo thời gian thực để mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Thực tế ảo cũng cho phép khách hàng hình dung và trải nghiệm ngôi nhà của mình bằng cách sử dụng kính VR thông qua các bản vẽ 3D.

5.6. Thực tế ảo trong văn hóa, nghệ thuật:
Một số bảo tàng và phòng trưng bày cung cấp các chuyến thăm ảo hoặc trải nghiệm nhập vai để giúp du khách hiểu lịch sử và văn hóa gắn liền với mỗi tác phẩm.

5.7. Công nghệ VR ứng dụng trong quân sự:
Đặc thù của ngành quân đội đó chính là các rủi ro và nguy hiểm. Chính vì vậy, không ít quốc gia đã sử dụng công nghệ VR nhằm cung cấp các điều kiện để làm cho mọi thứ gần với thực tế nhất có thể để đào tạo.
VR cho phép các học viên trải qua quá trình chuẩn bị với rủi ro tối thiểu và thậm chí giúp những người lính bị chấn thương ở chiến trường vượt qua những khó khăn cũng như chuẩn bị các tình huống bất ngờ.
Không ít quốc gia đã ứng dụng công nghệ VR trong lĩnh vực quân sự nhằm hạn chế tối thiểu các tổn thương cũng như rủi ro cho các sĩ quan. Chẳng hạn như, Bộ Quốc phòng Anh sử dụng VR để huấn luyện trong môi trường chiến đấu mô phỏng.

6. Công nghệ thực tế ảo trong tương lai.
Thực tế ảo được dự báo sẽ là một trong những ngành có tiềm năng phát triển nhất trong tương lai, đặc biệt là khi cả thế giới đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số.
Các ứng dụng VR phổ biến nhất hiện nay liên quan đến việc kiểm soát hoàn toàn các giác quan của người dùng (đặc biệt là thị giác và thính giác). Thực tế ảo tạo ra trải nghiệm hoàn toàn nhập vai, đưa người dùng vào một môi trường hoàn toàn ảo, cảm giác khá thực tế.
On Home Asia tin rằng trong tương lai VR sẽ có những bức tiến xa hơn và sẽ trở thành xu hướng công nghệ biến đổi nhất trong những năm tới. Không chỉ riêng Việt Nam mà còn là những nước đang phát triển hay kém phát triển đều có thể phổ biến rộng rãi công nghệ này vào khắp các hoạt động của đời sống.
Điện thoại thông minh và kính VR sẽ là những phương tiện tuyệt vời giúp anh/chị tiếp cận với công nghệ thực tế ảo bởi chúng có ưu điểm nhỏ gọn, màn hình đẹp, độ phân giải cao, màu sắc trung thực…
Thời gian gần đây, cuộc đua của những tỷ phú công nghệ trong lĩnh vực thực tế ảo đang trở nên nóng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi mà không ít các thương hiệu khác có được những con số lợi nhuận khổng lồ nhờ công nghệ VR.
Hiện tại, không chỉ các gã khổng lồ trong ngành công nghệ mà tất cả các ngành nghề khác cũng đang bước chân vào thực tế ảo nhằm giành quyền thiết lập các tiêu chuẩn của công nghệ VR.
Để thực tế ảo trở nên phổ biến nhất, đòi hỏi những nhà sáng tạo VR sẽ phải có những sự thay đổi và cải tiến sản phẩm của mình sao cho tối ưu nhất.
Các công ty công nghệ lớn đã và đang làm việc để phát triển kính VR không cần dây cáp và cho phép hình ảnh hiển thị ở chế độ HD. Họ đang phát triển tai nghe thực tế ảo 8K và với bộ vi xử lý mạnh hơn nhiều.
Thậm chí có tin đồn rằng trong vài năm tới họ có thể tích hợp Trí tuệ nhân tạo. Tiêu chuẩn 5G mới nhất cũng có thể cung cấp các kịch bản rất thú vị cho sự phát triển của VR. Tiêu chuẩn này sẽ cho phép nhiều thiết bị và cộng đồng người dùng lớn được kết nối.
Tất cả điều này có nghĩa là thực tế ảo không còn là khoa học viễn tưởng nữa. Nó được tích hợp vào hiện tại của chúng ta và trong những năm tới, nó sẽ dẫn đến những tiến bộ định hình tương lai.

Lời kết:
Thực tế ảo được dự đoán sẽ có những bước tiến vô cùng mạnh mẽ trong tương lai và sẽ là một trong những ngành có chỉ số tăng trưởng lớn nhất toàn cầu. Đặc biệt, khi mà cả thế giới đang trong giai đoạn chuyển đổi số thì VR chắc chắn sẽ là công nghệ được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau.
On Home Asia hy vọng rằng qua bài viết trên anh/chị sẽ có thêm nhiều kiến thức về công nghệ VR cũng như các xu hướng tương lai. Nếu anh/chị có nhu cầu tư vấn về công nghệ VR này hãy liên hệ đến On Home Asia qua hotline 0937767337 sẽ có nhân viên tư vấn cho anh/chị.

Những câu hỏi về thực tế ảo.
1. Thực tế ảo là gì và hoạt động như thế nào?
Thực tế ảo (VR) là một môi trường do máy tính tạo ra với các cảnh và vật thể giống như thật, khiến người dùng cảm thấy họ đang hòa mình vào môi trường xung quanh. Môi trường này được nhận biết thông qua một thiết bị được gọi là tai nghe hoặc kính thực tế ảo.
2. Mục đích chính của thực tế ảo là gì?
Mục tiêu của VR là cung cấp cho con người một môi trường ảo nơi chúng ta có thể tương tác với máy tính giống như chúng ta làm trong thế giới thực, tức là bằng cách nói chuyện với người ảo bằng ngôn ngữ nói, bằng cách viết một lá thư hoặc bằng cách đang vẽ một bức tranh.
3. Lợi ích của thực tế ảo là gì?
- Thực tế ảo mang lại những trải nghiệm tích cực hơn là chỉ thông tin thụ động.
- Giúp học sinh dễ dàng hiểu các khái niệm, chủ đề hoặc lý thuyết phức tạp.
- Thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh.
- Mở rộng kiến thức và kinh nghiệm trong tất cả các lĩnh vực.
Tai nghe thực tế ảo đầu tiên được tạo ra vào năm 1968 bởi nhà khoa học máy tính người Mỹ Ivan Sutherland và học trò của ông, Bob Sproull.