Việt Nam là đất nước nông nghiệp, với tỷ trọng xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản luôn thuộc top đầu Châu Á. Thế nên ngành nông nghiệp Việt Nam đang được quốc gia đầu tư mạnh mẽ. Và chuyển đổi số được đánh giá là bước ngoặt quan trọng giúp ngành nông nghiệp tự tin bước qua vùng an toàn truyền thống. Chẳng những giúp tăng cao năng suất còn tạo nền tảng vững chắc để người nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật.

1. Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì?
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình nuôi, trồng, chế biến, sản xuất đến tiêu thụ phân phối sản phẩm. Thay đổi những yếu tố truyền thống, dựa trên nền tảng khoa học kỹ thuật giúp quy trình nuôi trồng, buôn bán diễn ra chủ động hơn.
Chuyển đổi số nông nghiệp ở Việt Nam bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản, lâm nghiệp và cả thủy sản.
On Home Asia đã có bài viết chuyên sâu về chuyển đổi số, anh/chị có thể tham khảo để tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này.

2. Các ứng dụng chuyển đổi số vào nông nghiệp.
2.1. Robot tự động - Thiết bị canh tác đa năng.
Sử dụng robot tự động được xem là một khái niệm khá mới mẻ và được cho là khó ứng dụng trong nông nghiệp. Thế nhưng hiện nay dưới sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật. Các chip cảm ứng đã được sử dụng để nhận diện đặc tính các loại cây trồng. Dựa vào điều này có thể dễ dàng đưa robot vào quy trình canh tác. Mang đến những lợi ích to lớn cho người nông dân.
Một số robot đã ra đời và tạo nên nhiều thành tựu trong nông nghiệp như:
- Robot hái cam (Hannan và Burks, 2004)
- Robot hái dâu tây (Kondo et al., 2005)
- Robot thu hoạch cà chua (Chi & Linh, 2004) được phát triển trong các phòng thí nghiệm.
- Hệ thống tự động cho tưới tiêu dựa trên điều kiện khí hậu ( Miranda et al, 2005).
- Hệ thống Demeter được trang bị camera và GPS để điều hướng để thu hoạch trên các cánh đồng (Pilarski et al., 2002).
- Robot kiểm soát và diệt trừ cỏ dại (Have et al., 2005).

2.2. Ứng dụng IoT - Hệ thống quản lý, truyền tải dữ liệu.
Internet vạn vật (IoT) là hệ thống bao gồm các thiết bị tính toán có liên quan với nhau. Như các loại máy móc kỹ thuật, cơ khí, các vật dụng với khả năng thu thập và truyền tải dữ liệu qua mạng internet.
Khi ứng dụng trong nông nghiệp thì các loại thiết bị, máy móc xung quanh đồng ruộng sẽ được gắn cảm biến. Cảm biến sẽ được gắn để bao trùm toàn bộ cánh đồng. Chúng được liên kết với nhau và được truyền tải dữ liệu qua mạng internet. Từ đây giúp theo dõi toàn bộ những thay đổi của cây trồng, vật nuôi. Giúp người nông dân theo dõi và thực hiện bước tiếp theo kịp thời.

2.3. Ứng dụng BigData - Nền tảng tập hợp dữ liệu lớn.
Đây là công nghệ hỗ trợ phân tích dữ liệu lớn từ nhiều nguồn giúp đưa ra các quyết định quản trị nông nghiệp nhanh chóng, phù hợp và chính xác. Trong nông nghiệp thì các dữ liệu như: điều kiện khí hậu, chất dinh dưỡng của đất, lượng mưa, côn trùng,… từ các mùa vụ, các vùng miền đều sẽ được thu thập là lưu trữ đầy đủ.
Bằng cách thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn và được trích xuất thông tin thông qua Data Science và các thuật toán. Sẽ góp phần giúp các chuyên gia khoa học đưa ra các dự đoán giúp cải thiện chất lượng sản phẩm. Tăng tối đa sản lượng và giúp phát triển ngành nông nghiệp.
Đối với người nông dân thì Big Data nhưng một cánh tay đắc lực cung cấp các dữ liệu hữu ích người nông dân có thể lập nên kế hoạch, đưa ra các phương án giải quyết kịp thời. Mà không cần phải dựa vào kinh nghiệm lâu năm canh tác để dự đoán.
Ví dụ như lựa chọn giống cây trồng, loại phân thuốc sẽ bón dựa theo tình trạng thời tiết, côn trùng xâm hại.

2.4. Công nghệ blockchain - Nền tảng đảm bảo sự minh bạch.
Công nghệ blockchain là nền tảng thu thập dữ liệu đa kênh. Giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc thực phẩm, nhãn hàng một cách chính xác. Bên cạnh đó mọi người đều có thể xem và kiểm tra các giao dịch của mình. Điều này có thể ngăn chặn việc sửa đổi hoặc gian lận để đảm bảo tính minh bạch và an toàn thông tin đối với người bán và cả người mua.
Theo một nghiên cứu thị trường cho thấy hơn 40% người tiêu dùng rất quan tâm tới chất lượng sản phẩm. Và 80% người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra giá cao hơn để mua sản phẩm thuộc nhãn hàng chất lượng. Chính vì thế Blockchain nổi lên như một cái tên xứng đáng tin dùng nhằm tăng cường sự minh bạch.

2.5. Công nghệ DND mã vạch, công nghệ GIS trong lâm nghiệp.
Công nghệ DND mã vạch được ứng dụng trong lâm nghiệp để dễ dàng quản lý số lượng lâm sản.
Công nghệ GIS là công cụ dùng để thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu từ không gian địa lý) và ảnh viễn thám. Giúp phát hiện nạn lâm tặc, thông báo cháy rừng, tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây. Để có những phương án xử lý kịp thời, chủ động.
3. Các mô hình chuyển đổi số thực tế đã ứng dụng trong nông nghiệp.
Hiện nay Việt nam đã và đang ứng dụng các mô hình hiện đại vào nuôi trồng, canh tác nông nghiệp, điển hình như:
- Mô hình trồng rau thủy canh theo công nghệ Israel
- Mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và ứng dụng điện toán đám mây
- Mô hình điều khiển tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật tự động trên lúa và vườn cây ăn trái
- Mô hình cảm biến điều khiển môi trường chuồng trại chăn nuôi
- Mô hình cảm biến môi trường nuôi thủy sản…
- Máy bay tự động phun thuốc tự động.
- Mô hình nhà kính tăng cao năng suất, bảo vệ môi trường.

4. Lợi ích chuyển đổi số mang lại cho ngành nông nghiệp.
4.1. Nâng cao năng suất, giảm chi phí nhân công.
Một ví dụ đơn giản như đầu tư robot làm việc, hay các mô hình tưới tiêu, trồng rau thủy canh,.. Sẽ giúp người nông dân giảm thiểu tối đa chi phí nhân công làm việc hằng ngày. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ làm việc, đảm bảo sự chính xác và liều lượng cho cây trồng, chăn nuôi.
Bên cạnh đó các thiết bị cảm biến sẽ rà soát tình trạng cây trồng, vật nuôi hằng ngày giúp người dân dễ dàng theo dõi và điều chỉnh thích hợp. Các nền tảng sẽ phân tích dữ liệu như: môi trường, đất đai, ánh sáng và chất lượng các loại cây trồng. Góp phần giúp người nông dân sẽ có quyết định đúng đắn hơn như lượng phân bón, thời gian canh tác, phun thuốc bảo vệ thực vật… Từ đây góp phần đảm bảo năng suất, sản lượng ổn định và tốt nhất có thể.

4.2. Dễ quản lý, đảm bảo sự chính xác dưới quy mô lớn.
Việc ứng dụng các công nghệ số phù hợp sẽ giúp quá trình trồng trọt, chăn nuôi diễn ra bài bản và dễ dàng quản lý. Nhất là các nông trại, trang trại số lượng lớn có số lượng nuôi trồng lớn. Việc tưới tiêu bằng hệ thống sẽ đảm bảo lượng nước cung cấp cho mỗi cây là như nhau. Thức ăn cho gia súc, gia cầm là phù hợp và đúng giờ diễn ra hằng ngày.

4.3. Giúp nông dân chủ động tiếp cận với người tiêu dùng.
Việc phát triển các nền tảng công nghệ, thương mại điện tử giúp người dân có thêm một phương án buôn bán chủ động. Không cần thông qua thương lái có thể dễ dàng tiếp xúc với người tiêu dùng. Chủ động trong việc giới thiệu sản phẩm, chất lượng và giá cả.
Cụ thể là trong đợt dịch covid năm 2021 khi mọi hoạt động bị đình trệ, thương lái không thể đến mua hàng. Việc người nông dân chủ động đăng bán các nông sản của mình, bao gồm rau củ tươi, các sản phẩm khô, sấy thủ công đã tăng mạnh.

4.4. Giảm thiểu rủi ro thiên tai, thời tiết.
Các nền tảng như Big Data sẽ thu thập các dữ liệu thay đổi của môi trường, thời tiết kịp thời (trước 72 giờ). Giúp người ông dân chủ động và có đủ dữ liệu để lên kế hoạch phòng bị kịp thời. Tránh các rủi ro không đáng có.
5. Một số thành tựu đã đạt được khi ứng dụng chuyển đổi số tại các tỉnh thành Việt Nam.
5.1. Tỉnh Lâm Đồng tăng mạnh về năng xuất.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Ðồng ông Phạm Văn Đa cho biết. Trên địa bàn có 26 doanh nghiệp đã tiếp cận công nghệ số (IoT, Big data, Blockchain) cùng các camera nhằm theo dõi sự sinh trưởng của cây. Các thiết bị cảm biến môi trường, trang bị nhà kính có hệ thống tự động điều chỉnh trạng thái. Công nghệ ươm giống trong phòng thí nghiệm (in vitro), công nghệ đèn LED, công nghệ GIS thông minh quản lý sâu bệnh, truy xuất nguồn gốc điện tử, sử dụng tinh phân biệt giới tính để phối giống bò sữa…, Nhiều trang trại đã áp dụng thành công và cho doanh thu từ 5 đến 8 tỷ đồng/ha/năm, đặc biệt có trang trại trồng hoa cao cấp đạt doanh thu 24 tỷ đồng/ha/năm.

5.2. Tỉnh An Giang với những con số phát triển vượt bậc.
Ngày 29/7, Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội thảo khoa học “An Giang 190 năm hình thành và phát triển (1832 – 2022). Theo lời Ông Nguyễn Văn Giàu – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đóng góp tham luận tại hội thảo .Thời gian qua An Giang đã đạt được những thành tựu được xem là kỳ tích trong sản xuất nông nghiệp thể hiện ở 2 trụ cột:
- Đầu tiên là sản lượng lúa đạt 1 triệu tấn vào năm 1988, tăng dần qua các năm và gần đây đạt 4 triệu tấn. Góp phần đảm bảo tỷ trọng cung ứng lương thực trong nước và xuất khẩu mạnh mẽ.
- Trụ cột thứ hai là nuôi trồng thủy sản. Đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 300 triệu USD/năm trong những năm gần đây. Mang lại những lợi nhuận to lớn cho cả người dân và toàn tỉnh.

6. Lợi thế và khó khăn trong chuyển đổi số.
6. Lợi thế.
Việt Nam là đất nước nông nghiệp, tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước là 33.134.427 ha. Trong đó nhóm sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng là khá lớn, cụ thể:
- Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích là 11.718.391 ha
- Đất lâm nghiệp có diện tích là 15.404.790 ha
- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 786.184 ha
- Diện tích đất làm muối là 15.586 ha và diện tích đất nông nghiệp khác là 58.532 ha.
Đây là một trong những ưu thế vượt bật làm tiền đề ứng dụng chuyển đổi số tạo nên những thành tựu ưu tú.
Đồng thời bộ máy Nhà Nước của Việt Nam luôn quan tâm, tạo ra những mục tiêu và hành động cụ thể giúp nông dân tiếp cận khoa học, kỹ thuật tiên tiến. Tạo điều kiện thuận lợi để nuôi trồng, sản xuất và buôn bán. Người nông dân có thể thoải mái phát triển dưới môi trường an toàn, pháp luật.

6.2. Khó khăn.
6.2.1. Người dân còn hạn chế trong việc tiếp cận khoa học, kỹ thuật.
Một điều đáng buồn là rất nhiều nông dân nước ta còn khá bị động và lạc hậu trong quá trình nuôi trồng canh tác. Chưa chủ động tham gia các hoạt động về các nuôi trồng hiện đại. Chưa có sự tò mò để tìm hiểu và cập nhật những kỹ thuật mới. Đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, bà con dân tộc còn quá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận truyền thông. Và chưa thật sự nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số theo thời đại.
6.2.2. Ứng dụng thực tế còn rời rạc, chưa thống nhất.
Tuy Việt Nam đã có kế hoạch chuyển đổi số cụ thể nhưng việc thực hiện thay đổi chưa theo quy mô lớn. Có những nơi chưa áp dụng hoăc áp dụng một cách lẻ tẻ, chưa thống nhất. Dẫn đến việc khó quản lý và hỗ trợ khi cần thiết. Việc thu thập dữ liệu cũng diễn ra khó khăn khi chưa có một tổ chức cụ thể.
6.2.3. Ứng dụng theo phong trào.
Sau một số ví dụ chuyển đổi số nông nghiệp thành công thì bên cạnh đó còn nhiều hộ nông dân triển khai áp dụng công nghệ khi chưa có sự tìm hiểu kỹ lưỡng. Việc áp dụng một cách máy móc không xem xét thực trạng, và đặt quá nhiều kỳ vọng không thực tế dễ dẫn đến việc thua lỗ.

7. Kết luận.
Chuyển đổi số sẽ là một bước tiến quan trọng thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam lên một tầm cao mới. Chẳng những giúp tăng cao năng suất, giảm chi phí còn giúp người nông dân Việt Nam chủ động phát triển bản thân, tiếp cận với khoa học, kỹ thuật tiên tiến.